Man thư di sự - Tử Vi Đẩu Số Học

Man thư di sự - Tử Vi Đẩu Số Học

Man thư di sự Đã là ở đời, đã có chính thư thì phải có man thư, đã có đúng thì phải có sai. Có đồng ý thì cũng có phản đối, có trung t...
Comment tháng 5 07, 2017

Man thư di sự

Đã là ở đời, đã có chính thư thì phải có man thư, đã có đúng thì phải có sai. Có đồng ý thì cũng có phản đối, có trung thành thì ắt có phản bội. Vậy nên, cái sai lại là tiền đề cho cái đúng phát triển. Vậy nên, một chủ đề mạn đàm về nguồn gốc của man thư cũng là một điều không tồi. Hôm nay, Tử Vi Đẩu Số Học xin viết 1 bài về Man Thư Nam Phái Chính Tông

Người Trung Quốc bình luận về Tử Vi Nam Phái ở Việt Nam như sau:

Hà Lạc Nam Phái.
Sau khi Hi Di tiên sinh qua đời, đệ tử của ông chia ra làm hai phái. Phái đi về phương Nam chịu ảnh hưởng của khoa bói toán, nên đời sau gọi là phái Hà Lạc. Họ thêm vào một số sao mới mà trong Tử Vi Chính Nghĩa Kinh không có. Cách an sao của họ cũng khác với Hi Di tiên sinh.

Những sao họ thêm vào, với tính cách quái dị, vô lý của khoa bói dịch như: Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Y, Thiên Trù, Quán Sách, Thiên Xá….Vòng thái tuế có 5 sao, họ thêm vào 7 sao mà thành 12 sao. 

Đa số người của phái này dùng khoa tử vi làm kế sinh sống, nên không bao giờ họ truyền cho nhau hết cái tinh vi mà cũng giữ lại một số bí thuật. Đôi khi họ còn truyền sai cho nhau nữa. Vì vậy phái bị mất hẳn gốc. Kinh nghiệm của họ thực nhiều, nhưng họ không truyền cho nhau thì đâu còn giá trị gì nữa. 
Các thầy tử vi Tàu sang Việt Nam dạy lại cho người Việt Nam, họ vốn dĩ đã bị học lại không đúng với chính kinh, khi truyền lại họ còn dạy sai và dạy thiếu nữa, thì hỏi tại sao khoa tử vi không có chỗ bế tắc khó giải thích. Công trình của phái này còn chép trong bộ tử vi Âm Dương Chính Nghĩa Nam Tông.

Âm Dương Hà Lạc Phái.

Học trò của Hi Di tiên sinh đi về phương Bắc, đã bị ảnh hưởng của Âm Dương sinh khắc ngũ hành. Phái này có khuyết điểm, là quá chú ý vào Âm Dương sinh khắc mà quên mất tinh yếu của khoa tử vi là Thiên văn. Đầu đời Minh, một nhân vật quan trọng của phái này làm quân sư cho Minh Thái Tổ. Đó là Lưu Bá Ôn. Trọn đời Minh (năm 1368 - 1643) phái này rất được trọng dụng. Kinh nghiệm của phái này rất nhiều, nhưng tiếc rằng, đi quá xa với chính tinh nên không thành đạt cho lắm. Công phu của phái này còn lưu truyền trong bộ, tử vi Âm Dương Chính Nghĩa Bắc Tông.

Niên hiệu Sùng Chinh thứ 16 nhà Minh (năm 1643), Lý Tự Thành đem đại quân đốt phá Bắc kinh thì bộ sách trên thất truyền. Sau Vĩnh Vương bị Ngô Tam Quế thắt cổ ở Vân Nam, y có lưu giữ một bộ. Ngô Tam Quế bị diệt, bộ này lọt vào tay các văn thần nhà Thanh.

Bộ Tử Vi Đại Toàn.

Niên hiệu Càn long thứ 38 nhà Thanh, nhà vua thấy danh sĩ thiên hạ xúm vào bài bác mình, chê bai Thanh triều là dòng dõi mọi rợ phương Bắc… bèn tập trung những nhà học giả lại phong cho mỗi người một tước đặt dưới quyền Kỷ Duân, làm việc trong viện Tứ khố toàn thơ. Công việc của viện là, tập trung tất cả sách vở, học thuật trong thiên hạ lại chú giải, ấn hành cho dân gian học. Bộ này được gọi là Tứ bộ bị yếu, gồm có 4 bộ môn: Kinh, Sử, Tử, Tập. Quả nhiên sau biện pháp này, dân chúng không còn lý do chống đối nhà vua nữa. Bộ này rất vĩ đại, phải chở mấy xe mới hết. 

Hồi đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc có tặng cho thư viện Đại học Văn Khoa một bộ, in bằng giấy Tàu bạch. Sau Kỷ Duân thấy rằng, còn một lực lượng chống đối không kém quan trọng là mấy ông thầy tử vi, bói toán. Ông ta tâu lên vua, Càn Long cho mời 75 nhà nghiên cứu tử vi danh tiếng về kinh, phong tước rồi tập trung tất cả sách tử vi trong thiên hạ lại, chú giải thành bộ Tử Vi Đại Toàn, gồm 9 cuốn như sau:

• Cuốn thứ nhất: Bản nghiên cứu tổng quát, các bản chiếu biểu liên quan đến soạn thảo Tử Vi Đại Toàn.
• Cuốn thứ hai: Lịch sử khoa tử vi. Tiểu sử các nhà nghiên cứu tử vi, lịch sử các phái.
• Cuốn thứ ba: Nghiên cứu về khoa thiên văn, ứng dụng vào tử vi.
• Cuốn thứ tư: Cách an sao, an vận hạn, sao lưu niên
.
• Cuốn thứ năm: Tính chất các sao.
• Cuốn thứ sáu: Đoán vận hạn, đoán 12 cung.
• Cuốn thứ bảy: Chú giải các bài phú của Hi Di tiên sinh, và phái Triệu gia.
• Cuốn thứ tám: Cử hiền, triệt ác (tức là Căn cứ vào khoa tử vi, để cử người cho đúng, loại bỏ kẻ ác). Phá cách (tức là Căn cứ vào số tử vi, để biết muốn hạ một người có số tử vi thế này, thì phải làm sao)
• Cuốn thứ chín: Các lá số của danh nhân. Gồm 417 lá số, với lời chú giải đầy đủ. Từ Chu Công, Thái Công, Vua chúa, danh tướng, phản tặc, văn thần, đạo gia trải qua các đời.

Đặc biệt cuốn thứ nhì, có nói đến khoa tử vi tại Việt Nam, đó là công trình nghiên cứu của nhà Trần. Cuốn thứ tám chép lại nguyên văn của sách “Đông A Di Sự” đời Trần.

Vậy nên, những gì mà chúng ta đọc được trong những sách tử vi được bán hiện nay, được giới tử vi Trung Quốc nhìn nhận là mất gốc, thiếu nền tảng, truyền sai, quái dị,... và tóm gọn một câu "không có giá trị". 

Nhưng, những cái thứ bị họ coi là không có giá trị ấy, lại là những gì mà đại đa số vẫn dùng, và coi nó như thần thánh:

Những sao họ thêm vào, với tính cách quái dị, vô lý của khoa bói dịch như: Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Y, Thiên Trù, Quán Sách, Thiên Xá….

Vòng thái tuế có 5 sao, họ thêm vào 7 sao mà thành 12 sao.
Cho đến nay, năm 2017, trong một số thư tịch ở Việt Nam, ta vẫn có thể nhìn thấy bóng dáng của những tinh đẩu xuất phát từ môn bói dịch này, gồm có:
Cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, của Vân Đằng Thái Thứ Lang.
Sách của cụ Thiên Lương, có bàn đến ý nghĩa của Quan Phúc, Tài Thọ nhưng không hề có chứng minh chặt chẽ, nói đúng hơn là nói cho có, giải thích vớ vẩn.

Thật đáng tiếc là vậy. Vậy là người học tử vi, nếu như không thực sự có chân truyền, thì có nên dành thời gian để học những sách vở trôi nổi về: Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Y, Thiên Trù, Quán Sách, Thiên Xá…. Thiếu Dương, thiếu âm... hay không?
Với người khác, đó là nhân quyền của họ. Với người quen của tôi, tôi khuyên họ nên………….đốt cuốn sách dạng đó….
VẬY MAN THƯ ĐƯỢC VIẾT DƯỚI DẠNG NÀO?
Các kỹ thuật thường dùng của những người viết sách vở, viết bài huyền học, để thỏa mãn cả hai nhu cầu: công khai kiến thức huyền học, và tránh vi phạm môn quy:

1. Nói một phần những kiến thức huyền học, và dấu đi những phần còn lại.

Ví dụ: nói Không Kiếp gây tác họa, nhưng không hề nói Xương Khúc cũng gây những tác họa. Cho nên tạo ra man thư một cách gián tiếp, những gì không được nói xấu sẽ nghiễm nhiên được coi là tốt, hoặc ngược lại.
Ví dụ: Nói Xương khúc hóa khoa là học giỏi, nhưng không hề những sao khác cũng học giỏi, thế là sinh ra bao cãi cọ.


2. Không nói rõ nguyên lý, và sử dụng những ngôn ngữ văn hoa để so sánh.

Người đời sau không hiểu, thế là bắt đầu sáng tác. Ví dụ, cách cục Thạch Trung Ẩn Ngọc, vốn là ngậm miệng ăn tiền, nhưng người đời sau bắt đầu suy diễn, đây là cách cục "ngọc trong đá", thế là gọt chân và bắt đầu sáng tác "cần có sát tinh, tuần triệt để vỡ đá mới ra ngọc". Thiên Phủ được coi thành Kho, thể là bắt đầu Tuần triệt là kho trống, trong khi có một số sách vở khác lại nói, Thiên Phủ nếu không có hóa lộc hoặc lộc tồn thì mới gọi là kho trống, và Tuần Triệt xuất hiện thì làm cho 2 sao này và Thiên Phủ không kết hợp được.

3. Nghĩ một đằng, luận một nẻo.

Ví dụ, để dấu nghề, người ta luận lá số bằng một công phu của khí, nhưng khi viết ra trên mạng thì lại dùng một công phu thuộc về hình để viết ra, nhưng viết kiểu một nửa. Người nào không khéo, học theo chắc chắn tẩu hỏa nhập ma.


4. Viết kiểu dấu nghề

Ví dụ, như họ nói, Cự Môn chủ điền bởi vi một lý do nào đó, chủ yếu được truyền lại do Thánh abc bảo thế. Nhưng khi hiểu rõ thì tất cả lại xuất hiện một cách tự nhiên từ nguyên lý cách an sao.

5. Viết kiểu đánh đố

Ví dụ viết kiểu bác học, không ai hiểu được. Hoặc người nào có năng khiếu nghệ thuật thì vẽ hình kiểu tượng hoặc kiểu chữ nòng nọc, chỉ có Thạch Phá Thiên đọc mới hiểu…

6. Man thư gián tiếp

Ví dụ những gì bị truyền sai do bị bỏ sót:
- Tử Tham mão dậu hội hội tứ sát thoát tục chi tăng, nhưng hội KK lại hoàn tục. Người ta cắt bớt đi cho nó gọn, trở thành Tử Tham Mão Dậu hội Không Kiếp thoát tục chi tăng. Thế rồi bao nhiêu người sinh tháng 4 tháng 10 khóc lóc vì có mệnh Tử Tham.
- Gái mệnh tuần thân triệt thì mất trinh trước khi về nhà chồng. Vâng, ý nghĩa cơ bản của nó rất đơn giản, nhưng bị suy diễn thành ra như thế.
- Kỹ thuật so tuổi bằng cách so mệnh, ví dụ người 76 so với 85 có hợp không. Thật nhảm nhí cho những người hiểu vấn đề 1 cách nông cạn.
7. Những người không hiểu gì về cơ chế tử vi, cụ thể hơn không hiểu cơ sở của nguyên lý hình thành tinh đẩu, cơ sở cách an sao, cơ sở hình thành nên các tính chất của tinh đẩu. Vì vậy, họ tra từ điển tên sao, và bắt đầu sáng tác ý nghĩa cho nó.

Ví dụ: Vào vận Liêm Trinh gặp Phá Quân, hội thành Phá Trinh. Vậy kết luận đương số sẽ lấy chồng.
Tuần thì biến thành đi tuần, dù ý nghĩa thực sự của nó khác hẳn.
Hóa Khoa, họ phiên dịch rằng khoa cử đã bị hóa mất rồi, nên biến thành vô học.

Còn vô vàn chuyện nữa, mọi người có thể gặp khắp nơi trong giới lý số.


Vậy, chúng ta có thể nói gì về những sách vở do những người học huyền học viết ra:

1. Không bao giờ tin 100% tất cả những sách vở người học huyền học viết, vì đa phần họ không bao giờ dám viết thẳng tưng kiến thức ra ngoài. Nói đúng hơn là trình độ của họ cũng chẳng đến đâu, toàn lừa người không có kiến thức là chính. Tốt nhất chỉ tin có 20% mà thôi.

2. Không vội vàng tin tất cả những bài luận tử vi của những người học huyền học viết ra, mà phải cẩn thận suy ngẫm. Trong bài viết của họ, bao giờ cũng có 1 phần chính thư, nhưng chắc chắn đại đa số sẽ là………đồ dởm.

3. Phải dụng tâm suy ngẫm, và động não một cách chủ động, kết hợp với nghiệm lý. Đa phần man thư thêm vào chỉ khác chính thư có một tý, và có thể dễ dàng được sửa chữa, vì người ta cũng muốn phổ biến các kiến thức của họ, để họ trở thành người nổi tiếng.


Tử Vi Đẩu Số Học, nơi thảo luận về Tử Vi Đẩu Số Bắc Phái. Mời mọi người cùng tham gia bàn luận
Man thư di sự - Tử Vi Đẩu Số HọcYour Website Themes - Your Website Templates8.8stars based on9reviews Man thư di sự Đã là ở đời, đã có chính thư thì phải có man thư, đã có đúng thì phải có sai. Có đồng ý thì cũng có phản đối, có trung t...

Nhận Xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét